CÁCH DIỆT GIÁN TRONG NHÀ PHỐ VÀ CHUNG CƯ
Gián là loài côn trùng gây hại phổ biến xâm nhập vào nhà phố và chung cư. Chúng gây nhiễm độc cho thức ăn, ô nhiễm thực phẩm, đồ dùng nhà bếp và mùi khó chịu do gián gây ra. Gián di chuyển tự do khắp nhà nên chúng là nguồn truyền nhiễm vi khuẩn từ rác thải sang thức ăn của con người. Không ít người gặp phải các vấn đề về sức khỏe như hô hấp, dị ứng với phân, lớp da gián để lại. Chúng ta luôn tìm cách diệt gián và ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào ngôi nhà, căn hộ chúng ta. Dưới đây sẽ là các cách diệt gián trong nhà phố và chung cư.
Hình dáng và tập tính loài gián
Gián là loài côn trùng dẹt, màu nâu, chạy nhanh, có râu dài và mảnh. Vòng đời loài gián gồm 3 giai đoạn: trứng, nhộng và gián trưởng thành. Gián cái đẻ ra những quả trứng nhỏ màu nâu, hình hạt đậu ở những góc khuất, tránh khỏi tầm nhìn của con người và các loài sinh vật khác. Mỗi trứng chứa từ 12-20 gián con (ở gián Đức mỗi trứng chứa đến 40 con).
Về hình dáng thì gián con gần giống như gián trưởng thành điểm khác biệt là không có cánh và kích thước nhỏ hơn. Gián là loài sinh sản nhanh với số lượng rất lớn. Điển hình ở gián Đức, một con cái có khả năng sinh ra vài nghìn con gián non trong vòng chưa đầy một năm.
Gián không sống trong tổ tập trùng như kiến, ong hoặc mối. Chúng tụ tập thành từng khu vực riêng biệt và đánh dấu lãnh thổ bằng mùi hôi của phân. Phân gián màu đen, xuất hiện lốm đốm như hạt tiêu được tìm thấy nhiều tại khu vực gián đang hoạt động mạnh.
Gián hoạt động chủ yếu về đêm hơn là ban ngày.. Vào ban ngày, chúng dành thời gian ẩn nấp trong các khe nứt, góc khuất tối tăm nhằm tránh khỏi sự phát hiện của con người hay các loài động vật khác. Khi đêm xuống là thời gian cho loài côn trùng này hoạt động mạnh nhất, gián rời khỏi nơi ẩn náu và bắt đầu tìm kiếm thức ăn. Là loài côn trùng ăn tạp, ngoài thức ăn của con người, chúng ăn cả kem đánh răng, keo dán, tóc, phân thậm chí xác đồng loại.
Các loại gián thường gặp trong nhà và chung cư
Có khoảng 69 loài gián nhưng chỉ một số ít trong đó gây hại thường xuất hiện trong nhà hoặc chung cư. Nhận diện được chính xác loài gián đang xâm nhập sẽ giúp tìm ra cách xử lý hiệu quả.
- Gián Đức
Đây là loài gián phổ biến nhất xuất hiện trong chung cư và những tòa nhà. Gián Đức phát triển mạnh nơi có con người sinh sống. Gián trưởng thành có màu nâu nhạt, dài khoảng 1/2 inch với với hai sọc sẫm chạy dọc phía sau đầu giống như cái khiên. Trứng gián Đức kích thước nhỏ, màu nâu sẫm và có sọc rám phía lưng. Gián Đức sinh sản rất nhanh và đó chính là lý do tại sao gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề kiểm soát loài côn trùng gây hại này. Một con cái trưởng thành được giao phối đơn lẻ có thể sinh ra hàng nghìn con gián con trong vòng chưa đầy một năm.
Gián Đức cần độ ẩm, nhiệt độ và thức ăn để tồn tại vì vậy ta thường bắt gặp chúng ở khu vực nhà tắm hoặc phòng bếp. Nơi ẩn náu ưa thích của gián Đức trong những khe nứt trên tường, dưới bồn rửa, bên dưới và phía sau thiết bị điện như tủ lạnh, máy rửa bát, bếp ga, gần thùng rác...Khi số lượng trong đàn quá đông cùng sự khan hiếm của nguồn thức ăn, chúng có thể xuất hiện trong phòng ngủ, tủ quần áo hay bất cứ khu vực nào khác trong nhà. Phần lớn thời gian của gián Đức ẩn mình trong các khe nứt và kẽ hở, tuy nhiên chúng di chuyển linh hoạt giữa các phòng, căn hộ liền kề thông qua đường ống, tường, trần nhà, đường ống và dây điện.
- Gián Mỹ
Có kích thước lớn nhất được tìm thấy trong nhà và khu chung cư, con trưởng thành có kích thướng lên đến 5cm. Gián Mỹ có màu từ nâu đỏ đến nâu với một dải vàng nhạt xung quanh rìa phía sau đầu. Ở con trưởng thành, cánh gián phát triển tốt nhưng chúng hiếm khi bay. Gián non có hình dáng tương tự gián trưởng thành chỉ khác nhau về kích thước nhỏ hơn và không có cánh.
Gián Mỹ ưa thích sinh sống ở những nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như tầng hầm, nhà kho. Chúng thường tập trung lại trong hệ thống thoát nước sàn, đường ống, khu vực giặt giũ và hệ thống cống rãnh. Trong những tháng ấm áp, ta thấy loài gián này xuất hiện cả ngoài trời, xung quanh thùng rác hoặc khu vực tập kết rác thải.
Cách diệt gián trong nhà và chung cư
Loại bỏ gián khỏi nơi bạn sinh sống thì việc thực hiện chỉ một biện pháp là không đủ mà nó đòi hỏi phải thực hiện kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Gián cần nguồn thức ăn có sẵn, độ ẩm nên vệ sinh chính là yếu tố quan trọng nhất cần phải thực hiện đầu tiên nếu muốn xóa sổ loài gián. Thức ăn thừa hoặc rơi vãi phải được dọn dẹp sạch sẽ, bãi đũa bẩn, đồ dùng nấu ăn, thức ăn thú nuôi không được để qua đêm. Bảo quản thức ăn thừa trong hộp kín. Rác thải cần để trong thùng có nắp và đổ hàng ngày, loại bỏ thùng carton, giấy, tạp chí không sử dụng đến.
Khắc phục các vết nứt, khe hở trên tường, xung quanh cửa sổ và cửa ra vào. Sửa chữa đường ống nước rò rỉ, bịt kín vết hở nơi đường ống hoặc dây dẫn xuyên qua tường. ĐIều này đặc biệt hữu ích trong việc ngăn chặn sự di chuyển của gián giữa căn hộ này sang căn hộ khác ở chung cư.
- Phun thuốc diệt gián
Giữ vệ sinh nơi sinh sống là hữu ích và quan trọng nhưng thuốc diệt côn trùng lại rất cần thiết cho việc loại bỏ và ngăn chặn sự xâm nhập của gián, đặc biệt gián Đức, loài gián có khả năng sinh sản chóng mặt. Con người ít khi nhìn thấy gián do chúng hiếm khi xuất hiện ngoài trời, góc khuất, khu vực khó tiếp cận là nơi ẩn náu ưa thích của gián. Sử dụng đèn pin kiểm tra khu vực khuất tầm nhìn, tối tăm, gần nguồn thực phẩm, độ ẩm và nhiệt độ cao. Tập trung tiếp cận và xử lý triệt để khu vực ẩn náu của loài gián thay vì xử lý ngẫu nhiên các khu vực không liên quan vì nếu bất cứ nơi ẩn náu nào bị bỏ sót, gián có thể quay lại và tấn công nơi sinh sống của ta.
Thuốc diệt gián sẵn có và rất dễ mua ở bất cứ cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị. Hầu hết chúng có dạng lỏng, bình xịt hoặc một số khác dạng bả gel hay bả viên. cho dù đang sử dụng bất cứ loại nào, trước khi sử dụng hãy đọc kỹ hướng dẫn về sản phẩm. Điều này giúp đạt hiệu quả tối ưu và sử dụng sản phẩm an toàn.
Nhiều loại thuốc diệt côn trùng đặc biệt loại xịt yêu cầu che đậy thực phẩm khỏi khu vực xử lý thuốc nhằm tiếp cận dễ hơn đồng thời ngăn ngừa trường hợp nhiễm độc thực phẩm có thể xảy ra. Khi sử dụng thuốc xịt hãy nhắm vào khu vực gián ẩn náu được tìm thấy khi khảo sát trước đó. Như đã nói ở trên, khu vực ẩn náu thay đổi tùy thuộc vào các loại gián khác nhau. Tránh phun lên tường, sàn nhà, chân tường và mặt bàn vì gián hiếm khi xuất hiện ở đây.
- Bả diệt gián
Hầu hết các gia đình nhận thấy việc sử dụng bả diệt gián mang lại hiệu quả tốt hơn. Nếu dùng đúng cách kết quả đạt được tương đương với dịch vụ chuyên nghiệp. Bả gián là sự kết hợp của thuốc diệt gián tác dụng chậm và chất dẫn dụ. Gián tìm đến ăn bả, bò về tổ và chết sau một thời gian. Những con gián khác mặc dù không tiếp xúc trực tiếp bả gián nhưng cũng sẽ bị tiêu diệt do ăn phải lượng chất độc thải ra từ chất dịch và phân của gián chết. Chìa khóa thành công khi sử dụng phương pháp bả đến từ lựa chọn vị trí đặt bả phù hợp. Để xử lý gián Đức, những vị trí được khuyến cáo bao gồm: phía dưới và xung quanh bồn rửa bát, lavabo trong nhà vệ sinh, sau tủ lạnh, máy rửa bát, bếp nấu ăn, gần thùng rác và bên trong tủ bát, tủ lưu trữ đồ ăn khô.
Các loại bả gel sử dụng bằng ống xi lanh hoặc dạng tuýp linh hoạt và mang lại hiệu quả hơn. Dễ dàng bơm một giọt bả bằng hạt đậu vào các vết nứt, góc cạnh nơi gián cư trú. Sự xâm nhập càng lớn, số lượng gián càng nhiều thì cần đặt bả tại nhiều vị trí, nếu cần thiết có thể bổ sung bả định kỳ. Chú ý khi đặt bả gián, không xịt hoặc lau chùi chất tẩy rửa hay thuốc diệt côn trùng khu vực xung quanh vì điều này có thể khiến gián không đến ăn bả.
Không giống như việc tiêu diệt gián “ngay lập tức” ta có thể quan sát trực tiếp khi sử dụng bình xịt, gián ăn bả không chết ngay. Ở một số khía cạnh, điều này rất có ích vì nó cho phép những con gián ăn bả trở lại nơi ẩn náu lây nhiễm cho những con gián còn lại. Chỉ sau 1-3 ngày kể từ khi tìm thấy và ăn bả con gián đó sẽ chết và chỉ sau 1 tuần, số lượng gián giảm đáng kể.
Với bả gián thông thường, việc sử dụng trực tiếp bên cạnh thực phẩm mà không cần di chuyển hoặc che đậy tại khu vực đặt bả. Ưu điểm khác là hầu như bả gián không có mùi và an toàn cho trẻ nhỏ.